Có rất nhiều loại bệnh hại trên cây hoa cúc. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn 8 loại bệnh hại thường gặp trên cây hoa cúc và cách phòng trừ. Cùng tham khảo nhé!
8 loại bệnh hại trên cây hoa cúc và cách phòng trừ
Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên thành những đốm tròn hoặc bầu dục, đường kính 5-10mm. Bệnh nặng các đốm liên kết liền nhau tạo thành vết cháy lớn, trên đó có nhiều chấm nhỏ màu đen (ổ bào tử), lá vàng và rụng, cây sinh trưởng kém, hoa nhỏ.
– Do nấm Septoria chrysanthemella gây ra
– Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 24-280C. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Mức độ nhiễm bệnh của các giống Cúc có khác nhau.
– Chon lọc các giống cúc ít nhiễm bệnh để trồng.
– Luân canh cây trồng.
– Tăng cường chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối.
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm đen hại hoa cúc. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất Chlorothalonil, Azoxystrobin.
Vết bệnh thường lan từ mép lá vào trong phiến lá, hình tròn hoặc hình bán nguyệt, hình bất định màu nâu xám hoặc nâu đen. Bệnh nặng vết bệnh rất lớn làm lá vàng dễ rụng.
– Do nấm Curvularia sp. gây ra.
– Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 24-28oC.
– Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư cây bệnh vùi lấp trong đất, bào tử lây lan bằng bào tử theo gió, lan truyền gây bệnh.
– Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
– Bón phân đầy đủ, cân đối.
– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá bệnh tiêu hủy.
– Sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG)
Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.
– Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra.
– Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ khoảng 20-280C và ẩm độ cao trên 85%.
– Mật độ trồng hợp lý
– Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng
– Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Tebuconazole+Trifloxystrobin (Nativo 750WG) để phòng trừ.
8 loại bệnh hại trên cây hoa cúc và cách phòng trừ
– Vết bệnh xuất hiện ở phía gốc thân, tạo thành các vết màu nâu đen, biểu bì chỗ vết bệnh hơi phình lên sau đó nứt ra, khi ẩm ướt chỗ vết nứt có lớp sợi nấm màu trắng.
– Rễ cây bị bệnh thối đen dần. Cắt ngang thân chỗ gần vết bệnh thấy mạch dẫn có màu thâm đen.
– Lá bị vàng dần từ dưới trở lên, một số cành bị khô héo, cuối cùng toàn cây héo chết.
– Bệnh do nấm Fusarium sp. gây ra.
– Bệnh phát sinh nhiều trong điều kiện khí hậu nóng và mưa.
– Nấm bệnh tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh ở dạng sợi nấm.
– Phơi đất và bón vôi trước khi trồng
– Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ
– Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng
– Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc sau để phòng trừ:
+ Dazomet (Basamid Granular 97MG);
+ Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP);
8 loại bệnh hại trên cây hoa cúc và cách phòng trừ
Bệnh do vi khuẩn gây hại gốc rễ, làm thối rễ, cây bị bệnh lá héo rũ tái xanh, héo từ lá gốc lên ngọn. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy bó mạch thâm đen, bóp mạnh chỗ mặt cắt thấy có dịch nhầy trắng tiết ra.
– Bệnh do Erwinia chrysanthemi vi khuẩn gây ra.
– Vi khuẩn thích hợp ở nhiệt độ 30-350C, chết ở 520C trong 10 phút, độ pH thích hợp nhất khoảng 6.6. Vi khuẩn có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh tới 7 tháng, trong đất trên 1 năm, là nguồn lan truyền lây bệnh cho vụ sau.
– Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển trong các mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo.
– Luân canh với cây trồng khác họ.
– Chọn vườn ươm và vườn trồng cao ráo, thoát nước tốt
– Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để cây bệnh, cỏ dại.
– Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Oxytetracycline+Streptomycin (Miksabe 100WP)
Triệu chứng bệnh thể hiện chủ yếu trên lá, một số trường hợp gây hại chồi và hoa. Lá bị bệnh biến màu, đồng thời xuất hiện các đốm vàng nhạt hoặc vàng nâu phân biệt rõ rệt với gân lá. Đốm bệnh lớn dần làm lá xoăn và khô héo. Chồi và hoa bị bệnh cũng biến dạng xoăn lại và héo.
– Do tuyến trùng Aphelenchoides ritzemabosi gây ra.
– Là loài tuyến trùng ký sinh, phá hại nhiều loại cây hoa cảnh, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Tuyến trùng xâm nhập vào cây qua khí khổng, hoàn thành chu kỳ sinh sản trong mô cây, chích hút nhựa làm lá và hoa khô héo.
– Tuyến trùng có thể sống trong cây bệnh và trong đất tới 6-7 tháng.
– Sử dụng cành giâm, cây giống không bị bệnh.
– Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá, chồi và hoa bị bệnh tiêu hủy.
– Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc BVTV sau để phòng trừ:
+ Chitosan (Tramy 2 SL)
+ Cytokinin (Geno 2005 2 SL)
8 loại bệnh hại trên cây hoa cúc và cách phòng trừ
-Vết bệnh dạng bột phấn trắng xám, hình bất định. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh chuyển sang màu vàng nhạt.
– Bệnh hại chủ yếu trên lá non, bệnh nặng có thể hại cả thân, cành, nụ hoa. Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở hoặc nở lệch về một bên. Bệnh thường lan từ lá gốc lên phía trên.
– Do nấm Oidium chrysanthemi gây ra.
– Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-250C, nhiệt độ cao trên 330C nấm chết sau 24 giờ, ở 450C nấm chết sau 10 phút.
– Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh ở dạng bào tử và sợi nấm.
– Bón phân cân đối, hạn chế bón đạm khi bệnh phát triển.
– Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh.
– Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Carbendazim + Hexaconazole (Vilusa 5.5 SC).
8 loại bệnh hại trên cây hoa cúc và cách phòng trừ
Vết bệnh dạng ổ nổi màu trắng hoặc màu vàng nhạt, hình thái bất định, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng rụng sớm. Bệnh hại cả cuống lá, cành non, thân cây.
Có 2 loài nấm được xác định là nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt hoa cúc gồmPucinia chrysanthemi vàPuccinia horiana.
Puccinia chrysanthemi là loài nấm xuất hiện khá phổ biến ở các vùng trồng cúc, thường gây các triệu chứng xanh vàng ở trên mặt lá, mặt dưới xuất hiện lớp gỉ màu nâu đến nâu đỏ.
Nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh chủ yếu ở dạng động bào tử. Trên đồng ruộng bệnh lây lan nhờ gió.
Bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp 18 – 210C.
– Thu gom, tiêu hủy triệt để các tàn dư cây bệnh.
– Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Oligosaccharins (Tutola 2.0 SL);
+ Chitosan + Oligo – Alginate (2S Sea & See 12WP, 12SL).
Với triệu chứng của các loại bệnh hại cây hoa cúc mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phòng và chữa bệnh cho cây. Chúc khu vườn nhà bạn luôn khỏe đẹp phát triển tốt
Xem thêm
Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…
Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…
Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…
Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…
Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…
Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…