- Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá xít nhau. Hãy để vườn mai có độ thông thóang.
- Hàng ngày bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp. Nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp sau. Ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngòai tờ giấy. Nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại. Những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.
- Dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt khi nhện xuất hiện nhiều: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC. Nên dùng luân phiên thuốc để tránh nhện bị kháng thuốc. Về liều lượng và cách sử nên đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.
2. Bệnh đốm đồng
Triệu chứng :
Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ cỡ một vài ly. Sau đó nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng thì chúng phát triển rộng ra.
Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền (nên gọi là bệnh đốm đồng tiền) hoặc hình bầu dục, mầu xám trắng hay xám xanh da trời. Theo thời gian vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh. Nếu nặng nhiều vết sẽ hòa lẫn vào nhau tạo ra hình dạng bất kỳ, mầu sắc loang lổ vằn vèo như da hổ.
Cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây mai vàng dầy lên. Độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai. Bệnh thường phát triển trên lớp vỏ cây đã già cỗi, cổ thụ một chút, và ở cây mai cổ thường bị bệnh này.
Phòng trị
- Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn qúa dầy, quá gần nhau. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh.
- Thiết kế mặt liếp để trồng mai hoặt đặt chậu mai theo hình mai rùa. Xẻ rãnh thóat nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo.
- Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dầy đặc bạn có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân , trên cành.
- Có thể dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% qúet lên thân cây vào đầu mùa mưa. Ngòai ra bạn có thể dùng một số lọai thuốc gốc đồng như Copper –B, Coc 85; Copper-Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên những chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.
3. Bù lạch (Bọ trĩ)
Triệu chứng:
Bù lạch có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non. Sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra con bù lạch non.
Cơ thể của bù lạch rất nhỏ, đẫy sức cũng chỉ dài khỏang hơn 1cm. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những lá non. Tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti.
Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát trển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên, lá trở lên thô cứng.
Khi những lá bị hại chuyển sang giai đọan bánh tẻ và già, thức ăn không phù hợp cho chúng. Chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến mật số bù lạch sẽ giảm dần.
Phòng trị
- Khi tưới nước cho cây mai, bạn nên dùng lọai máy bơm có áp suất mạnh ,xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch “cư trú” để rửa trôi bớt chúng
- Nếu mật số bù lạch cao bạn có thể sứ dụng một vài lọai thuốc trừ sâu thường dùng như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC…Khi phun xịt thuốc bạn nhớ phun ướt đều cả mặt dưới của lá mai
View Comments
Thuốc trị bệnh đốm đen trên cây mai