4 minutes read

Hoa Ngọc kỳ lân

Ngọc kỳ lân được trồng nhiều ở khuôn viên các chùa tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka… và thường được gọi là cây Sala vì theo truyền thuyết ngày xưa Đức Phật đản sinh và nhập diệt ở dưới gốc cây Sala.

Tên gọi khác: Hàm rồng, Cây đầu lân, Sala

Tên khoa học: Couroupita guianensis.

Tên tiếng Anh: Cannonball Tree.

Hoa Ngọc kỳ lân

Sa la tên gọi loài hoa, nụ tròn sau cánh ngát xa sắc hồng.

Nhụy vàng tụa hạt rồng thiên, mùi hương thanh khiết ngát sông cánh thiền.

Sáng còn sắc thắm khoe duyên,chiều tàn dạt rơi bên đường bên hiên.

Sa la sự tích huy hoàng, tỏa hương đưa tiễn gót vàng diu thăng

Sa la đẹp mãi nghìn năm. Sa la thơm mãi trong lòng nhân sinh.

Nguồn gốc

Cây ngọc kỳ lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.

Cây đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755.

Hoa Ngọc kỳ lân

Đặc điểm cây hoa ngọc kỳ lân

Nói về đặc điểm của cây Ngọc kỳ lân thì không như những giống hoa mềm mại, yếu đuối khác ngọc kỳ lân là loài cây hoa cao to,

  • Thân gỗ cứng thuộc họ dầu và có thể cao lên đến 15m.
  • Hoa chỉ mọc từ thân chính, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m.
  • Hoa lưỡng trắc, có 6 cánh hoa, mặt trong màu đỏ, mặt ngoài màu vàng. Tiểu nhụy nhiều, nhỏ, nằm trên một đĩa mang tiểu nhụy, noãn sào hạ.
  • Sala trổ hoa quanh năm, nhưng trong các tháng 2 đến 5, hoa có màu sắc rực rỡ nhất.
  • Hoa có mùi thơm dịu, nhưng vào thời khắc chiều tối, mùi thơm toả ra mạnh hơn rất nhiều.

Hoa Ngọc kỳ lân

Khi hoa tàn, quả Sala sẽ lớn dần, to tròn, có màu xám, mùi hắc khó ngửi, bên trong chứa 4 đến 8 hạt, hình cầu. Khi lõi bên trong quả thối đi mới, người ta mới có thể bổ lấy hạt trồng thành cây.

Hoa ngọc kỳ lân

Cây Ngọc Kỳ Lân hay còn gọi là Cây Sala  được gắn liền với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Sala nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn.

Xem thêm