Cây Hoa xương rồng đại diện cho một con người cứng rắn mạnh mẽ mà giàu tình cảm nhưng chẳng bao giờ thể hiện ra ngoài , về tình yêu , nó đại diện cho một thứ tình yêu nồng nàn , bốc lửa , mãnh liệt , thủy chung nhưng lại thầm kín , lặng lẽ chưa dám thổ lộ.

Nguồn gốc

Tên thường gọi: Cây xương rồng

Tên khoa học: Cactaceae

Nguồn gốc: châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc.

Xương rồng gần như là loại thực vật ở châu Mỹ, ngoại trừ duy nhất là Rhipsalis baccifera, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, Madagascar và Sri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ.

Hoa xương rồng

Đặc điểm cây hoa xương rồng

Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển:

  • Thành cây lớn,
  • Thành bụi
  • Hoặc phủ sát mặt đất.

Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển.

Hoa xương rồng

Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm

  • Đường kính hoa xương rồng khoảng 5–30 cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.
  • Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm,
  • Hoa đa phần là lưỡng tính,
  • Nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài.

Cây xương rồng rất ít khi ra hoa, và ra cũng rất ít, phần lớn chỉ ra một bông , nhưng đã có hoa thì đấy lại là nhưng bông hoa rất đẹp, rực rỡ và lộng lẫy.

Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15-30cm.

Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa.

Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn).

Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.

Xương rồng thân cây xù xì, thô và nhiều loài có gai nhọn, là loại cây biểu tượng cho sức sống bền bỉ, sự chịu đựng vô cùng… Cây xương rồng có thể sống ở trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, nơi khô hạn, đất cằn cỗi.

Công dụng cây hoa xương rồng

– Cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới.

– Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ.

Hoa xương rồng

– Dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình.

Xem thêm

Phan Thị Hậu

Recent Posts

Nhân giống hoa đỗ quyên bằng phương pháp phân lớp

Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…

4 năm ago

Hoa tai gấu- Primula auricula

Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…

4 năm ago

Cách tự làm bó hoa cô dâu phối màu hoàn hảo

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…

4 năm ago

Thơ và truyện về hoa bông trang (Mẫu đơn ta)

Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…

4 năm ago

Bệnh và sâu bệnh trên cây hoa cẩm tú cầu

Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…

4 năm ago

Cách trồng một giỏ hoa treo trông chuyên nghiệp

Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…

4 năm ago