Hoa Chuông là một trong những loại hoa được yêu thích không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới. Hoa chuông có nguồn gốc từ Brazil với nhiều tên gọi khác nhau như: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm.
»»» Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa hồng bằng cành đẹp rực rỡ
Những năm gần đây, hoa Chuông nhập vào Việt Nam và được nhiều người áp dụng kỹ thuật trồng hoa Chuông để trang trí ban công, sân vườn tạo nên một không gian lãng mạn và có sức hút kỳ lạ.
Trong bài viết này, Trồng hoa xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách trồng hoa chuông cho hương thơm nồng nàn. Cùng tham khảo nhé!
Thành phần đất để trồng hoa Chuông là đất thịt, các chất hữu cơ tơi xốp như mụn dừa, tro trấu, mùn cưa. Có thể dùng đất sạch Tribat nếu có hoặc tìm đến các cửa hàng bán giống cây trồng để mua.
Hoa Chuông là loại hoa khá đặc biệt và đòi hỏi người trồng phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, phòng bệnh qua các thời kỳ khác nhau.
Kỹ thuật trồng hoa Chuông tuy hơi mất thời gian chăm sóc nhưng lại đem đến một vẻ đẹp quyến rũ cho ban công, vườn nhà hay cửa sổ
Đầu tiên để có thể trồng được loài hoa này cần phải ươm hạt giống. Có thể ươm hạt trực tiếp vào đất. Đối với hạt lớn, có vỏ dày thì cần ngâm hạt trong nước ấm vài giờ. Đối với hạt nhỏ không cần ngâm hạt. Tưới nước thật đẫm khay ươm và đất đợi đến khi hạt nảy mầm thì mới đem trồng.
Ở giai đoạn cây con nhiều người thường áp dụng trồng bằng cách cấy mô vào các ly nhỏ với hỗn hợp đất trồng bao gồm xơ dừa – tro trấu – đất mùn theo tỉ lệ (2 : 1: 1 : 1). Giai đoạn này cần phải đặt cây ở những nơi có điều kiện thoáng mát, ánh sáng đủ.
Khi cây hoa Chuông con trong ly đã phát triển khoảng 15 – 20 ngày sau sẽ chuyển cây con qua chậu trồng có diện tích lớn hơn. Thành phần đất trồng là xơ dừa – cát sạch theo tỉ lệ ( 3:1 ). Trong giai đoạn này cũng cần phải đặt hoa ở những nơi có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp. Bên cạnh đó phải thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng. Đặc biệt không được tưới vào buổi chiều vì có thể làm cây dễ nhiễm bệnh.
Ngoài cách chăm sóc khoa học cây hoa Chuông cũng rất cần dinh dưỡng để phát triển. Do đó việc bón phân khá quan trọng đối với loài hoa này. Phân bón của hoa Chuông thường là phân bón pha hỗn hợp nitrat canxi, MKP, kali clorua, Multi – K, magnesium nitrat. Cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng như : Polyfeed (19 -19 – 19); Growmore (30 – 10 – 10)… Cây trên 1 tháng tuổi, ngoài việc bổ sung vi lượng, cần phun bổ sung các loại chất kích thích tăng trưởng như: Atonik 1,8 DD, AgrostimTM USA… Khi cây hình thành nụ, cần bổ sung Muti – K và Nitrat canxi để hoa bền đẹp.
Trong kỹ thuật trồng cây hoa Chuông rất dễ bị các loại sâu bệnh hại cây như nhện đỏ, các loại sâu ăn lá. Cần phun ngừa các loại thuốc như Supracide 40 EC , Comite 73 EC, Kelthane 18,5 EC, Vertimec 1,8 EC, Bitadin… Ngoài ra còn bị thối gốc và chết héo nếu không được quan tâm chăm sóc thường xuyên. Một trong những nguyên nhân khiến cho cây hay gặp phải tình trạng trên chính là do tưới quá nhiều khiến độ ẩm quá cao, nơi trồng không thông thoáng. Để phòng trống tốt cần khống chế bằng các loại thuốc như Mexyl – MZ 72 WP, Topsin M 50 WP, Aliette 80 WP…
Một đặc điểm cực kỳ ấn tượng của loài hoa này là trong thời kỳ ra hoa rất ít lá chỉ toàn hoa. Vì vậy, khi hoa nở cần phải thường xuyên ngắt bỏ những bông hoa đã tàn úa để tránh được các loại bệnh cho hoa. Ngoài ra nếu muốn hoa nở đồng đều nên tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên. Để hoa nở liên tục quanh năm, cánh hoa bền đẹp sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới như ý muốn.
Xem thêm
Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…
Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…
Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…
Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…
Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…
Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…