Kỹ thuật trồng hoa dành dành tỏa hương thơm mát

Hoa dành dành là một loại hoa nở về đêm. Chính vì lẽ đó mà có không ít người chưa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này. Nó mang một vẻ đẹo không quá nổi bật mà lại có thêm phần e ấp, lãng mạn và thầm kín. Nó giống như một tình yêu ngọt ngào, trong sáng vậy.

Dành dành còn có tên gọi khác là chi tử là một trong những loài hoa thơm nhất có thể trồng ở nhà làm cảnh. Ngoài ra, hoa của chúng còn được dùng làm trà, lá trị bệnh còn quả thì dùng làm bánh, đồ xôi…

Chuẩn bị

Dụng cụ trồng: Chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa dành dành. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng: tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt để trồng cây hoa dành dành. Bạn có có thể trộn thêm đất, phân chuồng hoai mục tro trấu, xơ dừa, vôi bột… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

– Điều kiện sinh trưởng:

  • Cây ưa thích môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng.
  • Nhiệt độ trung bình từ 10 – 30 độ C (không quá nóng hoặc quá lạnh).
  • Dành dành có thể chịu hạn khá tốt nhưng chịu úng kém.

– Hạt giống: Để tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn có thể tìm mua sẵn cây giống hoặc hạt giống ở các cửa hàng bán cây cảnh uy tín.

Cách trồng hoa dành dành

Bước 1: Ngâm và gieo hạt

– Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 8-12 giờ.

– Vớt hạt ra cho vào túi vải ẩm ủ hạt trong 1-2 ngày trước khi gieo (cần tiến hành rửa chua 2 lần/ngày). Hoặc có thể gieo hạt vào cát ẩm và tưới phun sương hàng ngày để giữ ẩm.

Bước 2: Trồng cây

Khi cây mầm cao khoảng 2 – 3cm, có từ 2 – 3 cặp lá thì tiến hành cấy cây vào bầu.

  • Cần tưới đẫm luống cát trước khi bứng cây.
  • Dùng que cấy chọc lỗ sâu 2 – 4cm giữa bầu,
  • Đặt phần rễ cây vào và ém chặt đất vào rễ, nếu rễ dài quá có thể cắt bớt trước khi cấy.
  • Bứng đến đâu cấy vào bầu đến đó, tưới đẫm nước cho cây con sau khi cấy xong.

Chăm sóc

– Tưới nước: Giữ độ ẩm đất sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. Không được để khô luống.

Đắp một lớp mùn hữu cơ dày khoảng 5 -10 cm quanh gốc cây. Mùn được tạo thành từ các chất hữu cơ mục rữa như lá cây, vỏ cây. Hoặc phân trộn có bán ở hầu hết các nhà cung cấp vườn cảnh.

– Che bóng: Giai đoạn đầu cần có độ che bóng 50-75%, sau đó dỡ bỏ dần giàn che.

– Làm cỏ: Thường xuyên dọn sạch cỏ trên mặt luống.

  • Thời gian đầu cứ sau 10-15 ngày cần làm cỏ kết hợp phá váng 1 lần.
  • Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến bộ rễ.

– Bón thúc: Định kỳ bón thúc bằng phân hỗn hợp NPK.

Xem thêm

Phan Thị Hậu

View Comments

Recent Posts

Nhân giống hoa đỗ quyên bằng phương pháp phân lớp

Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…

3 năm ago

Hoa tai gấu- Primula auricula

Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…

3 năm ago

Cách tự làm bó hoa cô dâu phối màu hoàn hảo

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…

3 năm ago

Thơ và truyện về hoa bông trang (Mẫu đơn ta)

Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…

3 năm ago

Bệnh và sâu bệnh trên cây hoa cẩm tú cầu

Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…

3 năm ago

Cách trồng một giỏ hoa treo trông chuyên nghiệp

Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…

3 năm ago