Kỹ thuật trồng hoa ở ban công tuyệt đẹp

Hãy làm đẹp thêm ngôi nhà của bạn bằng những chậu hoa tươi đẹp với kỹ thuật trồng hoa ở ban công mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng hoa ở ban công tuyệt đẹp

Xác định vị trí ban công

chọn vị trí trồng hoa ở ban công

Nếu vị trí ban công hứng nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm thì hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt. Ví dụ như xương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, sống đời, sứ Thái, râm bụt, hoa đá…

Nếu ban công nhà bạn khuất nắng, nên chọn loại cây chịu được bóng râm như lan ý, hồng môn, hòn ngọc Viễn Đông, sen môn Thái Lan, địa lan, hoa hồng, cúc…

Chọn chậu cây cảnh phù hợp đối với từng loài hoa

Căn cứ cả vào tính thẩm mỹ (màu sắc của chậu, màu sắc của cây; độ cao thấp, độ xòe của tán cây…). Và cả vào mức độ sinh trưởng để cây có thể phát triển tốt. Cây trồng trong chậu không nên cao quá vì có thể làm mất tính cân đối của ban công. Điều này có thể gây bất tiện khi bạn mở cửa.

Hoa cẩm tú cầu trồng trong chậu

Cẩm tú cầu, hoa nhài Mỹ, hoa hồng tỷ muội, cẩm chướng, cúc Đà Lạt, dừa cạn, thanh hoa, thanh tú, cúc Singapore… Được xem là những loài hoa lý tưởng để trồng trong chậu.

Chọn cây leo trên ban công

Nếu muốn trồng dây leo trên ban công, bạn nên chọn những loại dây leo nhỏ như huỳnh anh, huỳnh đệ, tóc tiên…

Tránh trồng cát đằng vì loại cây này lá có lông, rất dày và rậm. Bạn phải làm dàn, khung cho cây.

Không nên trồng cây có gai nhọn, lá sắc vì chúng có thể gây nguy hiểm khi đóng mở cửa.

Chọn đất trồng và chậu

Chọn loại đất tơi xốp và chứa nhiều mùn, cho vào chậu, trộn thêm vào đất một lượng vừa phải phân hữa cơ (loại phân hủy chậm). Điều này đảm bảo cho cây một nguồn dinh dưỡng vững chắc về sau. Xong xuôi thì bạn trồng cây vào chậu, nén nhẹ đất để rễ cây tiếp xúc hoàn toàn với đất và tránh các khe hở lọt khí vào làm hại rễ.

Chọn loại chậu có các lỗ thoáng khí và thoát nước dưới đáy, nếu không các loại muối có trong phân bón sẽ kết tủa làm đất khô cứng và gây hại cho cây.

Tưới bón cho cây

Mỗi sáng bạn nên dành một chút thời gian để tưới nước, bắt sâu, nhặt lá úa… cho chậu hoa được phát triển tốt. Khi cây hoa lớn, thỉnh thoảng bạn nên tưới nước có pha phân vô cơ loãng để cây sinh trưởng tốt hơn.

Theo dõi tình trạng sống của những chậu hoa, trong đó có việc để đề phòng sâu bệnh. Nếu như những chậu hoa nhà bạn có dấu hiệu sâu bệnh thì hãy dùng các loại thuốc trừ sâu đặc trị dành cho hoa.

Để tạo sự đồng nhất cho ngôi nhà thì bạn nên cố gắng tránh tình trạng trồng quá nhiều loại cây ở ban công. Hãy rải một ít sỏi trắng trên bề mặt châu cây cảnh để giữ nước, giữ vệ sinh, chống muỗi và tăng tính thẩm mỹ cho chậu hoa. Đồng thời bạn nên kê chậu trên gạch hoặc đĩa bên dưới để giúp thoát nước tốt.

Xem tiếp

Phạm Hồng Gấm

Recent Posts

Nhân giống hoa đỗ quyên bằng phương pháp phân lớp

Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…

4 năm ago

Hoa tai gấu- Primula auricula

Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…

4 năm ago

Cách tự làm bó hoa cô dâu phối màu hoàn hảo

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…

4 năm ago

Thơ và truyện về hoa bông trang (Mẫu đơn ta)

Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…

4 năm ago

Bệnh và sâu bệnh trên cây hoa cẩm tú cầu

Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…

4 năm ago

Cách trồng một giỏ hoa treo trông chuyên nghiệp

Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…

4 năm ago