Kỹ thuật trồng hoa ông lão đẹp mê mẩn

Hoa ông lão là cây thân hóa gỗ, có nhiều cành nhánh, mọc leo. Hoa ông lão thường nở vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm, mỗi khi hoa tàn đài hoa sẽ tạo thành những chùm màu bạc như râu tóc của những ông lão. Đây là lý do tại sao cây có tên gọi đặc biệt như vậy. Kỹ thuật trồng hoa ông lão chỉ cần đảm bảo nước, đất trồng tơi xốp…

Hoa ông lão có nhiều màu sắc đẹp hút mắt

Ngoài vẻ đẹp của nó, hoa ông lão còn tượng trưng cho sự khéo léo, mưu mẹo. Bên cạnh đó cây còn tượng trưng cho sự tươi đẹp, tài trí, sự thông minh. Đặc biệt, trong đông y, rễ và thân cây ông lão còn được dùng để chữa đau răng, đau xương khớp, trị bệnh phong thấp và bệnh bí tiểu.

Chính bởi vẻ đẹp và tác dụng của mình, hoa ông lão thường được trồng nhiều ở ban công, sân vườn, hay trồng trên những hàng rào để trang trí, làm đẹp cảnh quan. Đồng thời nó cũng cung cấp oxi tạo cho môi trường thêm trong lành hơn.

Kỹ thuật trồng hoa ông lão

Điều kiện phát triển của hoa ông lão

Cây hoa ông lão thuộc loại cây dây leo phát triển mạnh mẽ, ưa nắng hoặc bóng bán phần trong điều kiện khí hậu mát mẻ.

Đất trồng hoa ông lão

Đất trồng cây phải là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng như vậy hoa ông lão mới phát triển tốt và mọc nhanh chóng được. Do đó cần đảm bảo thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng.

Kỹ thuật trồng hoa ông lão không khó

Kỹ thuật trồng cây hoa ông lão

Cây hoa ông lão thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm chiết cành. Thời gian nhân giống tốt nhất là đầu Xuân. Bạn có thể trồng vào chậu, trồng trực tiếp xuống đất trong vườn.

Khi trồng bầu cây xuống đất cần tránh làm vỡ bầu cây. Cắt tỉa vợi lá cây và một số cành nhánh nhỏ để cây có thể dễ dàng thích nghi với môi trường mới. Làm đất trước khi trồng có thể trộn thêm phân NPK hoặc mùn hữu cơ vào đất. Đào hố to đặt bầu cây xuống và phủ đất lên. Tưới nước đẫm để rễ có cơ hội tiếp cận với đất mới.

Cách chăm sóc hoa ông lão

Cây ưa ẩm nhưng lại chịu úng rất kém chính bởi thế ta chỉ nên tưới nước khi mặt chậu đã se khô với lượng nước vừa phải. Khi bón phân cho ông lão cũng cần phải điều độ hàng tháng để cây phát triển mạnh mẽ.

Chăm sóc hoa ông lão cần chú ý đất phải đảm bảo luôn ẩm

Phòng bệnh cho hoa ông lão

Một số bệnh thường gặp là nấm mốc, chúng phát triển nhiều vào mùa ẩm nồm. Tại những khu vực có sự lưu thông không khí kém. Ngoài ra còn một số loại sâu bệnh khác như nhện và rệp. Thường xuyên cắt tỉa hàng năm để cây bật nhiều cành nhánh và cho hoa nhiều hơn cũng là cách để kiểm tra sâu bệnh hại cây để có cách xử lý kịp thời.

Xem thêm

Phạm Hồng Gấm

View Comments

Recent Posts

Nhân giống hoa đỗ quyên bằng phương pháp phân lớp

Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…

4 năm ago

Hoa tai gấu- Primula auricula

Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…

4 năm ago

Cách tự làm bó hoa cô dâu phối màu hoàn hảo

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…

4 năm ago

Thơ và truyện về hoa bông trang (Mẫu đơn ta)

Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…

4 năm ago

Bệnh và sâu bệnh trên cây hoa cẩm tú cầu

Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…

4 năm ago

Cách trồng một giỏ hoa treo trông chuyên nghiệp

Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…

4 năm ago