Người Pháp đưa kỹ thuật trồng hoa tigon sang Việt Nam từ thế kỷ 20, từ đó, sắc tigon đã lưu lại ấn tượng sâu đậm và cảm giác bồi hồi cho bao con ngươi Việt.
»»» Kỹ thuật trồng hoa Violet nở đúng dịp tết
Xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội vào thế kỷ 17, hoa tigon dần dần xuất hiện ở nhiều nơi trên dải đất cong hình chữ S. Tạo nên bao cảm hứng thơ ca và bao cảm giác bồi hồi cho những con người đất Việt. Từng bông hoa như trái tim nhỏ vỡ kết thành chùm, leo qua hàng rào. Đong đưa đón nắng tạo thành một cảnh đẹp giúp xanh hóa và thơ hóa quang cảnh quanh nhà, rất có ý nghĩa. Kỹ thuật trồng hoa tigon thực ra cũng không có quá khó.
Kỹ thuật trồng hoa tigon được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 20 và áp dụng cho tới bây giờ
Tigon thuốc dạng cây leo, thân gỗ, có củ mọc sâu trong đất. Thân mềm phân cành nhánh, dài, mềm, dáng rất đẹp. Lá đơn mọc cách, đầu lá kéo dài hình mũi, gốc lá hình tim sâu, mặt lá răn reo, mềm, màu xanh nhạt. Lá xanh quanh năm, nhưng lá già khô héo không rụng. Do đó làm cho lá non mới mọc xếp đè lên lá khô, giàn cây bị nặng và dầy, che bóng nhiều. Hoa có màu hồng hoặc tím nhạt, hoa rất sai. Thân leo chằng chịt, lá vương lại trên thân và khô khó rụng. Vì vậy giàn cần thật thưa, vào cuối mùa khô hay đầu mùa xuân. Những người trồng hoa tigon ở khu vực miền Bắc cần cắt tỉa các cành già thu gom lá khô để giàn cây được thoáng, giúp cho cành non mọc ra nhiều.
Cây rất dễ trồng bằng cách tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hay bằng hạt. Cây mọc chậm lúc đầu, sau phân nhánh nhiều và vươn dài. Cây con sau 3-4 tháng ở vườn ươm có thể bừng bầu đem trồng nơi cố định.
Muốn trồng cây hoa tigon, người trồng hoa phải tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hoặc lấy hạt hóa hay còn gọi la nhân giống từ giâm cành và hạt.
Hoa tigon được trồng trong chậu, đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. Thành phần đất được cấu tạo như sau: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali.
Một loại đất khác có thành đơn giản và phổ biến hơn cũng thường được dùng để trồng hoa tigon. Nó bao gồm các thành phần sau: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%. Người trồng hoa có thể mua các loại thành phần này ở các nhà vườn.
Cách thứ nhất là trồng bằng hạt hoặc cây con.
Cách thứ hai là áp dụng phương pháp giâm cành.
Không gian sống đẹp, trang nhã là lợi ích của kỹ thuật trồng hoa tigon mang lại
Muốn có một giàn hoa tigon đẹp, người trồng hoa phải lưu ý chăm sóc kỹ. Tưới một lượng nước vừa đủ mỗi ngày bởi nếu mới trồng mà tưới quá nhiều nước, hoa sẽ bị thối rễ và thối cành. Mỗi ngày tưới nước cho cây hai lần, cây phải được che mát trong bóng râm. Sau một tháng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước cho cây một lần là đủ. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.
Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây. Vì cây hoa tigon chuộng đất xốp, màu mỡ, thoát nhiệt tốt, nên sau đó 20-25 ngày, tiếp tục làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần. Phân hoai phải được rải quanh gốc với liều lượng: phân chuồng hoai: 0,5-1,5 kg/chậu, phân vô cơ: 2-4g/chậu (N-P-K).
Phải luôn chú ý chăm sóc, để ý khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại. Cần phát hiện và xử lý ngay. Như vậy, mọi người sẽ có một giàn hoa đẹp, thơ mộng mà không tốn quá nhiều công sức. Hoa tigon cũng là một cách để trang trí không gian nhà đẹp và lãng mạn.
Xem thêm
Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…
Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…
Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…
Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…
Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…
Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…
View Comments