Nhân giống hoa hồng môn bằng cách tách chiết cắt cành

Nhân giống hoa hồng môn bằng phương pháp tách chiết là cách làm phổ biến để tái bản cây hoa hồng môn. Cây phát triển rất nhanh nên phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ đem hiệu quả cao nhất. Ngoài ra bạn có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt.

Dưới đây, Trồng hoa xin được chia sẻ với bạn đọc cách nhân giống bằng phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ chi tiết nhất.

Chuẩn bị trước khi nhân giống hoa hồng môn

– Đất trồng: Đất cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt. Có thể sử dụng Đất sạch trộn sẵn đang có mặt trên thị trường.

– Giá thể: đất trồng phù sa tơi xốp, trộn với trấu hun, xơ dừa, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục…

– Chậu trồng

– Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh.

Các bước nhân giống hoa hồng môn

Phương pháp tách chiết đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất nên được áp dụng trong thực tế là chủ yếu.

Bước 1:

Với các cây con, cần tách từ cây mẹ đã được trồng từ hơn 4 tháng và có khoảng 3 – 4 lá non.

Nhân giống hoa hồng môn

Bước 2:

Khi tách, dùng dao sắc cắt sát phần gốc, kèm theo 1 – 2 rễ.

– Ngâm phần vết cắt vào dung dịch Zinep 20g/10l nước khoảng 5 phút. Sau đó đặt nhẹ nhàng vào chậu, cho giá thể vào và ấn chặt xung quanh,

– Chú ý trồng ngang phần cổ rễ, không quá sâu hoặc quá cạn. Phần gốc trồng sang chậu khác.

Bước 3:

Sau đó lấy rễ bèo tây bó lại, ươm một thời gian cho ra rễ rồi đem trồng vào chậu.

Bước 4:

Còn phần cây mẹ, vẫn tiếp tục nuôi trồng. Thời gian sau cây sẽ lại mọc thêm chồi mới, khi chồi có từ 2 – 3 lá lại tiếp tục cắt để trồng thành cây.

Nhân giống hoa hồng môn

Bước 5: Tiến hành trồng

Đặt cây vào giữa chậu, lấp kín giá thể đến ngang phần cổ rễ và nén chặt cho rễ tiếp xúc tốt. Xếp chậu vào chỗ râm mát hoặc trong nhà lưới có mái che để cây khỏi bị héo.

Chăm sóc

Điều kiện sinh trưởng

Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao.

  • Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 %
  • Nhiệt độ thích hợp từ 18-20oC

Tưới nước

  • Trong thời gian đầu nên tưới vừa đủ ẩm 1 – 2 ngày/lần,
  • Khi cây lớn và nhất là thời kỳ ra hoa có thể tưới 1 – 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Nhưng không để chậu cây bị úng nước dễ sinh bệnh, chết cây.

Cách tỉa lá già:

Cần tỉa bỏ lá già để tạo độ thông thoáng cho luống trồng và để nụ hoa phát triển tốt. Dùng dao bén, sạch cắt đoạn cuống lá chừa lại từ 2 – 3 cm. Sau khi cắt xong mỗi luống phải làm sạch dao và sát trùng bằng cồn sau đó mới cắt luống tiếp theo.

Xem thêm

Phan Thị Hậu

View Comments

Recent Posts

Nhân giống hoa đỗ quyên bằng phương pháp phân lớp

Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…

4 năm ago

Hoa tai gấu- Primula auricula

Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…

4 năm ago

Cách tự làm bó hoa cô dâu phối màu hoàn hảo

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…

4 năm ago

Thơ và truyện về hoa bông trang (Mẫu đơn ta)

Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…

4 năm ago

Bệnh và sâu bệnh trên cây hoa cẩm tú cầu

Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…

4 năm ago

Cách trồng một giỏ hoa treo trông chuyên nghiệp

Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…

4 năm ago