Cách trồng hoa giấy trên ban công đẹp rực rỡ

Hoa giấy có màu sắc đa dạng và luôn rực rỡ quanh năm nên rất thích hợp trồng ban công. Đặc biệt hoa giấy còn phù hợp với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Kỹ thuật trồng hoa giấy cực kỳ đơn giản, chăm sóc không tốn nhiều thời gian.

Hoa giấy là dạng dây leo có gai, mọc cao tới 1–12 m, bò trên các loài cây khác bằng các gai có móc. Các lá mọc so le, lá đơn hình trứng nhọn mũi, dài 4–13 cm và rộng 2–6 cm. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng. Mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc. Màu sắc rực rỡ bao gồm các màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng.

Kỹ thuật trồng hoa giấy trên ban công luôn tạo sự nổi bật cho ngôi nhà

Cách trồng hoa giấy trên ban công

Chọn giống và đất trồng hoa giấy trên ban công

Dù trồng bất cứ cây gì thì giống và đất trồng là 2 yếu tố đầu tiên cần lưu ý. Trước hết cần phải chọn giống đảm bảo sạch bệnh, cành mập. Nếu là giâm cành cần để ý có độ già và chắc. Còn đất trồng cần phải đảm bảo thật sạch, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng. Không nên quá khô cằn cây phát triển chậm.

Kỹ thuật trồng hoa giấy trên ban công

Kỹ thuật trồng hoa giấy trên ban công có thể trồng cành, chiết hay trồng trực tiếp bằng bầu cây mua sẵn. Thường trồng hoa giấy trên ban công thì nên trồng trong chậu để đảm bảo sạch cũng như tiện chăm sóc hơn.

Cách trồng rất đơn giản chỉ ,cần chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng cũng phải đảm bảo độ tơi xốp. Sau đó cắm cành hay bầu cây hoa giấy xuống rồi ấn nhẹ cho cây đứng vững là xong. Sau khi trồng cần tưới nước nhẹ lên bề mặt của cây để tạo độ ẩm ban đầu.

Cách chăm sóc hoa giấy trên ban công

Ngoài việc tưới nước đầy đủ thì cách chăm sóc hoa giấy không hề phức tạp và mất thời gian mà chỉ cần để ý ở giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa. Bởi thời điểm này cần phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất bằng cách bón phân đầy đủ. Nếu không cây rất dễ còi cọc, ra hoa ít, màu sắc không tươi mới, lá không xanh.

Mùa hè sau khi hoa nở cây sẽ ra nhánh mới, lúc này nên dừng việc tưới nước khoảng 4-5 ngày để cây ra chồi hoa. Sau đó ngắt bỏ chồi ngọn để cây ra nhiều chồi nách. Khi cây ra hoa rồi thì lại tiến hành tưới nước như bình thường.

Thời kỳ hoa chuẩn bị tàn để giúp cây tiếp tục ra hoa và xanh ngát cần bón NPK quanh gốc rồi tưới nước. Giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt tỉa cành rườm rà, hoa tàn và ngắt lá. Chỉ sau 10-20 ngày sau cây lại có thể ra hoa trở lại. Chú ý kích thích cây ra hoa chúng ta lại bỏ không tưới nước vài ngày. Việc cắt cành tạo dáng, thay đất, bón phân nên tiến hành vào cuối tháng giêng âm lịch, thời điểm sau đợt hoa tàn.

Cách trừ sâu bệnh cho hoa giấy trên ban công

Các bệnh chủ yếu trên hoa giấy là do nấm mốc bám chặt lấy cây. Khi thấy hiện tượng này phải dùng các loại thuốc trừ nấm như phèn xanh Ziram, Zinep, Simen nồng độ 0,1 – 0,2%. Tránh dùng lưu hùynh vôi, oxy chlorua Cu, Bordo… có hại cho cây.

Xem thêm

Phạm Hồng Gấm

View Comments

Recent Posts

Nhân giống hoa đỗ quyên bằng phương pháp phân lớp

Mặc dù không thể giâm cành từ hoa đỗ quyên, nhưng có một kỹ thuật…

4 năm ago

Hoa tai gấu- Primula auricula

Hoa tai gấu tên tiếng anh là Auricula là loài thực vật có hoa trong…

4 năm ago

Cách tự làm bó hoa cô dâu phối màu hoàn hảo

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một bó hoa cưới cầm tay cô dâu…

4 năm ago

Thơ và truyện về hoa bông trang (Mẫu đơn ta)

Hình ảnh về cây hoa bông trang chính là nguồn cảm hứng bước thẳng vào…

4 năm ago

Bệnh và sâu bệnh trên cây hoa cẩm tú cầu

Vào mùa hè, những loài côn trùng sâu bệnh hại có thể tấn công cây…

4 năm ago

Cách trồng một giỏ hoa treo trông chuyên nghiệp

Mùa hè không có gì tuyệt vời hơn bằng cách trồng một giỏ hoa treo…

4 năm ago