3 minutes read

Phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa

Phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa

Trời mưa vừa có lợi lại vừa gây hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa hồng. Vậy mưa có lợi và có hại cho hoa hồng như thế nào? Và cách phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa ra sao? Hãy cùng Trồng hoa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mưa có lợi hay có hại cho cây hoa hồng

Mưa có lợi cho cây hoa hồng khi:

Phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa

Phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa

Mưa có lợi cho cây hoa hồng khi vườn hồng được phun thuốc phòng trừ nấm bệnh đàng hoàng trước đó 1 ngày và có hệ thống thoát nước tốt. Do đó đợt mưa này là “phân bón tốt nhất” cho cây hoa hồng.

Nếu trước đó, cây hồng vừa được cắt tỉa thì sau mưa, chúng ra tược non rất nhiều, tược đỏ thắm mập mạp. Còn đối với những cây hồng trưởng thì cành lá trở nên xanh bóng, thân vươn cao hơn…

Mưa có hại cho cây hoa hồng khi:

Phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa

Khi gặp trời mưa to, bông hồng rất dễ bị bầm dập hoặc thối nhũn

Trước khi mưa, vườn hồng chưa được dọn dẹp vệ sinh loại bỏ hết lá bệnh, chưa được phun phòng ngừa nấm bệnh, hệ thống thoát nước của vườn không tốt sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến bộ rễ cây hồng.

Biện pháp phòng bệnh cho cây hoa hồng

Phòng bệnh cho cây hoa hồng trong những ngày mưa

+ Vệ sinh vườn hồng, loại bỏ hết các lá vàng, bệnh…

+ Kiểm tra hệ thống thoát nước, khai thông nơi bị ngập nước.

+ Kê cao cây hoa hồng trồng chậu, không để đáy chậu hồng đọng nước.

+ “Canh” thời gian phun thuốc phòng nấm bệnh:

  • Nếu sau 3-4 ngày mưa liên tiếp rồi ngớt, tiến hành xịt thuốc từ 4-5h chiều. Sáng hôm sau tưới nhẹ trên thân lá để xả bỏ lớp thuốc còn đọng lại trên lá

Trên đây là những lợi ích và tác hại của trời mưa đối với sự phát triển của cây hoa hồng. Qua đó áp dụng những biện pháp phòng bệnh cho cây hoa hồng hiệu quả. Chúc vườn hồng nhà bạn luôn tươi tốt

Xem thêm