Truyền thuyết hoa bỉ ngạn và ý nghĩa đau thương
Hoa bỉ ngạn có vẻ đẹp rực rỡ kì lạ gắn liền với một sự tích buồn của loại hoa bỉ ngạn được nhiều người nhắc tới. Đặc biệt hơn nữa khi cây ra hoa thì lá của chúng cũng rụng hết. Không chỉ đẹp, độc đáo mà gắn liền với loại hoa bỉ ngạn này còn có một vài câu chuyện dân gian khá thú vị.
Ngàn năm hoa nở, ngàn năm hoa tàn,
Hoa vừa kịp nở lá vội tan,
Lá vừa chớm mọc thì hoa lại tàn,
Chỉ thấy hoa mà không thể thấy lá,
Khi thấy lá lại chẳng thể gặp hoa,
Lá và hoa dẫu cùng chung một rễ,
Vốn rất gần mà chẳng thể gặp nhau,
cứ nhớ thương mà ôm sầu thương nhớ…
Người ta nói, đó là hoa Bỉ Ngạn.
Với 3 màu sắc nổi bật đỏ, vàng, trắng.
- Bỉ Ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa,
- Bỉ Ngạn màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa.
Xuất thân từ đất nước Trung Hoa Bỉ Ngạn nhanh chóng được những người yêu hoa mang đi khắp mọi miền. Vậy bạn đã biết ý nghĩa của loài hoa tinh tế này chưa.
Ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn loài hoa của sự phân ly
Nhật Bản: Hồi ức đau thương
Triều Tiên: Nhớ về nhau
Trung Quốc: Ưu mỹ thuần khiết.
Hoa bỉ ngạn còn có ý nghĩa là “phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết”. Nhưng nhiều người hiểu ý nghĩa hoa là “hồi ức đau thương”
Theo truyền thuyết người ta hay kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền. Khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại hà bắc ngang bờ Vong xuyên. Sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tuột cùng hay yêu thương thắm thiết hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.
Khi nhắc đến hoa bỉ ngạn người ta nhay nhắc đến niềm đau thương, sự chia ly và tuyệt vọng. Bởi hoa Bỉ Ngạn thường nở vào xuân là thời gian mà theo lời dạy của phật trong thời gian 7 ngày của mùa thu. Người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp họ đi thăm viếng sửa sang mồ mả của những người đã khuất.
Còn một điều vô cùng đặc biệt ở hoa Bỉ Ngạn nở hoa thì không có lá, có lá thì lại không có hoa, hoa lá muôn đời không được gặp nhau.
Truyền thuyết Hoa bỉ ngạn
Xưa có một đôi nam nữ, theo luật Thiên Đình họ không được phép gặp gỡ. Một ngày, cả hai đã phá vỡ giới luật để tìm đến bên nhau. Chàng là một nam tử hào hoa anh tuấn, còn nàng lại là một nhi nữ đẹp tựa tiên sa. Cả hai vừa gặp đã quen thân, quyến luyến không xa rời, nguyện ước hẹn ở bên nhau đến kiếp kiếp đời đời.
Nhưng vì đã phạm luật Trời, họ bị đọa xuống trần gian rồi biến thành hoa và lá của cùng một cây. Lá xanh, hoa đỏ, đẹp kiêu sa nhưng chất chứa nỗi buồn. Có điều, loài hoa này rất đặc biệt, có hoa thì không thấy lá. Mà có lá lại chẳng thể thấy hoa, giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp mặt.
Truyền thuyết hoa bỉ ngạn
Một ngày, Đức Phật đi ngang qua, thấy trên mặt đất có một loài hoa đỏ rực như lửa, vừa nhung nhớ lại vừa u sầu. Phật vừa liếc nhìn đã thấu tỏ được huyền cơ trong đó. Quả thật là:
“Bỉ Ngạn hoa, khai nhất thiên niên, lạc nhất thiên niên, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử” – Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm nở, một nghìn năm tàn, hoa và lá vĩnh viễn không thể gặp nhau. Tình không vì nhân quả, duyên đã định tử sinh.
Đức Phật xót thương, bèn quyết định mang hoa về miền Cực Lạc. Nhưng vì Cực Lạc là Phật quốc, là thế giới thanh tịnh và thuần khiết. Nên tất cả những gì là ‘tình si’, ‘nhung nhớ’, ‘u sầu’, ‘đau khổ’… đều không được phép tiến nhập vào miền tịnh thổ. Những thứ xúc cảm con người ấy đều phải rời khỏi hoa. Kết thành một màu đỏ rực lửa rồi rơi xuống sông Vong Xuyên.
Bởi vậy, khi về đến Cực Lạc, đóa hoa trong tay Phật đã biến thành một màu trắng tinh khiết không còn nhuốm bụi trần. Đức Phật bèn gọi nó là Mạn Đà La hoa, hoa của cõi Phật, cũng chính là một loại hoa Bỉ Ngạn.
Hoa bỉ ngạn đau thương
Lại nói về màu đỏ rực lửa. Lúc ấy, Bồ Tát Địa Tạng thần thông quảng đại đã biết rằng nghiệp duyên của hoa Mạn Đà La hiện đang nằm dưới sông Vong Xuyên. Ngài bèn đến bên bờ sông, ném xuống một hạt giống. Chỉ trong chốc lát một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước. Bồ Tát đón lấy hoa và nói:
“Ngươi đã thoát thân trở về miền Cực Lạc, sao còn đem nỗi hận tình si để lại nơi khổ ải vô biên này chứ? Vậy thì, ngươi hãy ở đây làm sứ giả tiếp dẫn các linh hồn đi về phía luân hồi. Cực Lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi (Mandarava). Vậy ta sẽ gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy (Manjusaka)”.
Từ đó có hai loài hoa Bỉ Ngạn. Một loại trắng ngần tinh khiết, một loại lại rực rỡ hoa lệ. Một loại gợi nhớ gợi thương, chia ly đau khổ, một loại lại vô dục vô cầu, vô khổ vô bi. Một loại trầm luân trong nỗi sầu nhân thế, một loại lại thản thản đãng đãng nơi Phật quốc thanh cao.
Xem thêm
Thảo luận