Hoa thiên trúc quỳ (Phong lữ Châu phi)- Pelargonium
Hoa thiên trúc quỳ Pelargonium là một chi bao gồm khoảng 200 loài cây lâu năm cây bụi thường được gọi là hoa phong lữ. Tuy nhiên, trên thực tế hoa phong lữ (Pelargonium inquinans) và một số loài hoa thiên trúc quỳ Pelargonium lại là hai loài thực vật khác nhau. Cùng tìm hiểu để nhận biết sự khác nhau giữa hoa phong lữ và thiên trúc quỳ Pelargonium nhé!
Hoa phong lữ và hoa thiên trúc quỳ Pelargonium có giống nhau hay không?
Chúng đều thuộc họ thực vật Geraniaceae chứa cả chi Geranium và chi Pelargonium (thiên trúc quỳ). Vì vậy Pelargonium cũng thường được gọi là hoa phong lữ bởi chúng có hình dáng bề ngoài tương đối giống nhau. Một điều dễ gây nhầm lẫn là từ “Geranium” trong tiếng Anh còn được dịch sang tiếng Việt là phong lữ hay phong lữ thảo. Tuy nhiên, trên thực tế hoa phong lữ (Pelargonium inquinans) và một số loài hoa thiên trúc quỳ Pelargonium lại là hai loài thực vật khác nhau nhưng vẫn cùng chi Pelargonium
Bối rối? Chà, bạn cũng không thể đi sai đường, vì cả hai nhóm đều là những cây xinh đẹp với những bông hoa rực rỡ, rực rỡ. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm cây phong lữ trong vườn điển hình, bạn sẽ muốn hỏi về thiên trúc quỳ Pelargonium.
Sự rắc rối bắt nguồn từ Linnaeus ban đầu bao gồm tất cả các loài trong một chi Phong lữ. Nhưng sau đó được tách thành hai chi của Charles L’Héritier năm 1789. Sự khác biệt cuối cùng giữa chúng được thực hiện bởi Charles L’Héritier dựa trên số lượng nhị hoa hoặc bao phấn trong trường hợp Pelargonium.
Hoa thiên trúc quỳ
Hoa phong lữ
Một số loài trong chi Pelargonium
Năm 1774 đã được giới thiệu
- Pelargonium cordatum ,
- Pelargonium crispum ,
- Pelargonium quercifolium
- Pelargonium radula,
Tiếp theo là Pelargonium capitatum vào năm 1790.
Năm 1792 là Pelargonium graveolens …
Tìm hiểu chung về hoa thiên trúc quỳ Pelargonium
– Tên thường gọi: Hoa phong lữ, Hoa thiên trúc quỳ
– Tên gọi khác: Phong lữ lá thơm, phong lữ hồng, Phong lữ Châu Phi, Hoa mỏ sếu
– Tên khoa học: Pelargonium
– Tên tiếng anh: Geranium, Geranium Africanum,
– Chi Quỳ thiên trúc: Pelargonium
– Họ Mỏ hạc: Geraniaceae
– Nguồn gốc: Thiên trúc quỳ có nguồn gốc từ Nam Phi và Úc
Đặc điểm hình thái nhận biết hoa thiên trúc quỳ
– Đặc điểm thân cây:
Cây Thiên trúc quỳ là một cây lâu năm cao từ 20-50cm, thân thảo mọc bụi, nhiều nhánh phụ, mọng nước. Thân cây tròn có lông tơ nhỏ bao phủ
– Đặc điểm lá
Lá của chúng có thể hình tròn, hình tim hoặc hình bàn tay mọc thành cụm. Lá có mép lá răng cưa như vỏ sò, màu xanh đậm. Trên bề mặt có lớp lông dày nhám bảo vệ lá khỏi các loài côn trùng. Lá có dạng hình thùy đẹp mắt, phiến lá có răng cưa, càng gần ngọn cuống lá càng dài. Lá có mùi đặc biệt khi cọ xát hoặc ép
– Hình dáng hoa thiên trúc quỳ
Hoa có năm cánh mọc trên đỉnh củ nhánh, hai cánh hoa phía trên khác nhau về màu sắc và hoa văn từ ba cánh hoa phía dưới. Loài phong lữ có hoa đối xứng với những cánh hoa có cùng kích thước và hình dạng. Hoa nở vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè với nhiều màu sắc bắt mắt như hồng, trắng, cam, cam nhạt, đỏ, đỏ tươi, tím… Thậm chí có những loại hoa có 2 màu trên cùng 1 bông hoa.
– Cấu trúc quả, hạt
Hoa sau khi tàn sẽ kết quả, quả không tròn đều mà nhọn như mỏ sếu. Đó là lý do tại sao loài hoa này còn được gọi là hoa mỏ sếu.
Điều kiện sinh trưởng trồng hoa thiên trúc quỳ
- Thiên trúc quỳ thích nghi với môi trường khô, nhiều ánh sáng, thường mọc ở những đồng cỏ nắng
- Là loại cây dễ trồng, có thể trồng trong nhà trong chậu nhỏ. Có thể sống trong điều kiện sương giá mùa đông và tuyết phủ.
- Và cũng có thể chịu được nắng nóng và hạn hán.
- Cây được trồng bằng hạt hoặc cắt lấy từ 1 phần trên cây. Hoặc có thể lấy rễ nhúng trong một loại Hormone rồi được đặt trong cát thô hoặc sỏi và tưới nước cho đến khi rễ phát triển thành cây.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây ra rễ và sinh trưởng tốt là từ 22- 25 độ C,
- Độ ẩm khoảng 80- 85%.
- Cây Phong Lữ hợp với khí hậu thoáng mát.
Ứng dụng
– Cây có tác dụng trong điều bị các bệnh như viêm phế quản, cảm lạnh, cúm hoặc viêm xoang. Có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây ra bệnh
– Điểm thu hút của loài hoa này là lá và cánh hoa đều chứa tinh dầu để chiết xuất làm nước hoa. Khi bạn vò nát lá và hoa sẽ ngửi thấy một mùi hương rất dễ chịu giống như trái cây; lại thoang thoảng mùi chanh và bạc hà.
– Ngoài ra tinh dầu phong lữ thảo còn có tác dụng đuổi muỗi. Chính vì vậy, nên trồng 1- 2 cây hoa phong lữ thảo trong nhà; vừa làm đẹp vừa xua đuổi muỗi tự nhiên, an toàn lại hiệu quả.
– Trồng dạng bụi hoặc chậu trong khuôn viên, sân vườn tạo cảnh quan đẹp
– Hương hoa dịu nhẹ kéo dài giúp tinh thần sản khoái, hiệu quả công việc tăng cao.
Xem thêm
hoa ban công Hoa bụi Hoa đẹp Hoa phong lữ hoa phong lữ thảo Hoa thiên trúc quỳ Khám phá các loài hoa lạ
Thảo luận