Hoa đỗ quyên – Rhododendron
Hoa đỗ quyên là một chi lớn có danh pháp khoa học là Rhododendron thường nở vào dịp tết nguyên đán từ tháng 2 đến tháng 4. Hoa Đỗ Quyên một trong những loài hoa tết của người Việt cổ, nó là loài hòa báo xuân với màu đỏ, hồng cam. Chúng là loài hoa có màu sắc đa dạng, được nhiều người ưa chuộng và trồng làm cây cảnh. Hiện đỗ quyên là quốc hoa của Nepal.
Cùng Trồng hoa tìm hiểu rõ hợ về hoa đỗ quyên thông qua nguồn gốc và đặc điểm dưới đây:
Tìm hiểu chung về hoa đỗ quyên
– Tên thường gọi: Đỗ quyên
– Tên gọi khác: Hoa báo xuân, sơn trà hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng, ánh sơn hồng, báo xuân hoa…
– Ở Việt Nam có tên hoàng quyên (hoa có màu vàng), bạch quyên (hoa có màu trắng), hồng quyên (hoa màu hồng), tử quyên (màu đỏ tía).
– Tên khoa học: Rhododendron (có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: rhodos “hoa hồng”, và dendron “cây”)
– Tên tiếng Pháp: Rhododendron d’Indie
– Tên tiếng anh: Azaleas
– Họ Thạch nam (Ericaceae)
– Nguồn gốc: Đỗ quyên có xuất xứ từ các nước ôn đới.
Đặc điểm hình thái hoa đỗ quyên
Đỗ Quyên có rất nhiều chủng loại, là loài đa sắc màu hoặc phối lẫn sắc. Đỗ quyên có tầm 850-1000 loài khác nhau với màu hoa rực rỡ. Ở Việt Nam, đỗ quyên sắc hồng là phổ biến nhất.
– Cây đỗ quyên thuộc loại cây thân gỗ, hình dáng khẳng khiu. Với thân cây sần sùi, dáng phong trần, sống lâu năm. Chiều cao khoảng 0,5-2m.
– Lá cây Đỗ Quyên không nhiều, màu xanh đậm, hình bầu dục, nhọn ở phía đầu hoặc hơi thuôn, mọc so le cách nhau.
– Hoa đỗ quyên có dáng hơi khum, bông to với hương thơm đặc biệt. Hoa mọc thành chùm lớn. Các loài sống vùng núi có hoa và lá nhỏ. Hoa bao gồm nhiều cánh xoăn xếp chồng lên nhau. Có 2 dạng là hoa đơn và hoa kép với nhiều màu sắc như trắng, đỏ, hồng, tím… Hoa cho hương thơm thoang thoảng dễ chịu.
Điều kiện sinh trưởng
- Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp
- Là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C.
- Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6
- Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%
- Cây đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu ngập úng lâu.
- Đỗ quyên được trồng và nhân giống theo phương pháp giâm hoặc chiết.
Công dụng
– Đỗ quyên được tiết chế thành tinh dầu rất nhẹ nhàng, êm dịu mà lâu tan thường dùng để xông hơi, thiền định….
– Từ hoa, lá và rễ cây Đỗ Quyên đều có tác dụng rất lớn trong điều trị các bệnh phụ khoa, thanh nhiệt giải độc, dị ứng, viêm khí quản… Với tính thanh và vị chua, cây Đỗ Quyên thực sự là bài thuốc quý.
– Chúng còn có tác dụng Giúp giảm đau, điều trị phong hàn thấp tý, viêm phế quản mãn tính, đau khớp xương, đau dây thần kinh.
– Trong nghệ thuật tạo hình, Đỗ Quyên là cây cổ thụ lâu niên dễ tạo hình với đủ màu sắc, hương thơm và tạo dáng đầy nghệ thuật.
Những điều cần lưu ý về cây hoa Đỗ Quyên
Trong cây Đỗ Quyên người ta đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có chất độc trên tất cả các bộ phận.
- Loại ngộ độc của đỗ quyên: Ngộ độc nội bộ.
- Phần độc hại: Tất cả các phần.
- Chất độc: Grayanotoxin, arbutin glucoside.
- Triệu chứng trúng độc: chảy dãi, uể oải, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, mất thăng bằng.
- Độc tính của lá đỗ quyên với trẻ nhỏ: 100-225 gram lá đỗ quyên đã có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ em nặng 25 kg.
- Độc tính của hoa (mật ong của đỗ quyên) và lá với người. Chỉ cần 3 ml mật hoa/kg trọng lượng cơ thể; hoặc 0,2% lá so với trọng lượng cơ thể đã gây ngộ độc thậm chí tử vong. “Ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở Hy Lạp, 10.000 binh sĩ bị ngộ độc bởi mật ong từ hoa đỗ quyên. Triệu chứng là huyết áp thấp, sốc và thậm chí cả tử vong”
Vì thế, nếu nhà có trẻ nhỏ nên lưu ý. Tránh để trẻ bứt lá, hoa hay đưa vào miệng sẽ rất nguy hiểm.
Xem thêm
Các loại hoa Tết hoa báo xuân Hoa có độc hoa đỗ quyên Hoa mùa xuân Hoa nhiều màu Hoa thơm Tìm hiểu về hoa
Thảo luận